
Sâu răng là một trong các vấn đề về răng miệng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thậm chí có cả các trẻ 2 tuổi sâu răng. Vì răng sữa của bé còn rất non yếu, dễ bị tổn thương nên hay bị sâu hoặc hà răng.Vậy với các trẻ 2 tuổi sâu răng phải làm sao? Bài viết này sẽ mang đến các thông tin về nguyên nhân, cách phòng tránh và khắc phục tình trạng sâu răng sữa của bé để giúp gia đình có cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho bé ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Trẻ 2 tuổi sâu răng nguyên nhân vì sao?
- Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là răng bị đổi màu nâu hoặc đen, lỗ sâu răng xuất hiện, trẻ cảm thấy buốt đau răng khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc bị giắt vào lỗ sâu. Nếu không kịp thời hỗ trợ điều trị thì lỗ sâu sẽ ăn sâu hơn, kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến viêm tủy.
- Độ cứng của men răng chưa hoàn thiện do mức độ canxi hóa của răng yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Yếu tố nguy cơ này tăng ở những trẻ có mẹ bổ sung thiếu canxi trong thai kì.
- Trong nước bọt ít, không đủ các yếu tố bảo vệ tổ chức cứng của răng.Do chế độ ăn của bé có quá nhiều đường, tinh bột..
- Thức ăn dễ mắc ở trên bề mặt răng, nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh, chăm sóc răng cho bé sẽ làm tăng mảng bám, tăng lượng vi khuẩn gây sâu răng.
- Bên cạnh đó, với bé bú bình, bé sinh mổ, gia đình có tiền sử răng miệng…cũng tăng nguy cơ làm bé bị sâu răng.
Hậu quả khi bé bị sâu răng?
- Trong suy nghĩ của nhiều cha mẹ cho rằng răng sữa không quan trọng và sâu răng sữa không nghiêm trọng vì đến độ tuổi thay răng những răng này cũng bị mất đi và được thay bằng răng . Nhưng thật sự có một vài nguy cơ có thể xảy ra như:
- Trong trường hợp chưa mọc đủ hàm răng mà răng rụng quá sớm thì khi mọc răng trưởng thành có thể bị chèn ép, lấn chỗ, lệch lạc, xô hàm.
- Răng sữa rụng sớm khiến bé giảm khả năng nhai nát thức ăn, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.
- Răng sữa cũng ảnh hưởng tới việc phát âm chuẩn của bé trong quá trình bé học nói.
Cách phòng sâu răng sữa cho bé?
- Trong thời gian mang thai, mẹ nên bổ sung đủ canxi qua các loại thức ăn giàu canxi như cua, ốc, tôm, sữa…rất có lợi cho men răng của bé sau này.
- Răng sữa của bé cũng chịu sự tấn công và cư trú của hàng nghìn loại vi khuẩn. Vì vậy cha mẹ cần chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi bé mới mọc răng sữa bằng cách dùng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm pha loãng rồi cọ răng lợi cho bé hàng ngày, kết hợp cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé ăn, bú, uống sữa… hoặc dùng bàn chải và kem đánh răng loại dành cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng lợi cho bé.
- Cho bé tắm nắng để bổ sung vitamin D chống còi xương, và hỗ trợ hệ răng phát triển đều đặn tránh xô lệch.
- Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, pha loãng nước hoa quả với nước lọc cho bé uống, không cho bé ngậm bình sữa đi ngủ vì các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
- Rèn cho bé tránh ngậm đồ ăn trong miệng vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn, làm cho răng bé bị sâu.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp khi phát hiện thấy những biến đổi của răng.
Cách hỗ trợ điều trị cho trẻ 2 tuổi sâu răng.
- Khi phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám.
- Với vết sâu răng còn mới bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển, nếu phát hiện sớm và trám kịp thời sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm.
- Với bé mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ sâu thì sẽ được hỗ trợ điều trị bằng thuốc dùng để chấm vào chỗ bị sâu. Tuy nhiên đây là dung dịch có tính sát khuẩn dễ làm xỉn màu men răng nên thườngchỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm phía trong.
- Biện pháp tái khoáng phần bị sâu là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả, an tòan và không gây đau đớn, có khả năng thu hẹp vùng bị hỏng hoặc làm cho vùng đó ngừng phát triển với răng mới chớm sâu bằng cách sử dụng dung dịch gồm các chất canxi, phosphate, flo đổ vào nơi răng bị sâu.
- Phổ biến nhất với các trường hợp bị sâu ít là biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, sau đó hàn vá lại, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, bằng cách sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng và thẩm mỹ của răng.
- Với vết sâu răng đã lớn cha mẹ cũng không nên vội vàng nhổ hết phần còn lại của chiếc răng đó vì nhổ răng sữa sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng về sau mọc lên bị lệch lạc, chen chỗ nhau đặc biệt là răng hàm số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng khác mọc sau này.
Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã biết nguyên nhân khiến các trẻ 2 tuổi sâu răng, và cách hỗ trợ điều trị sâu răng cho bé để qua đó bíêt cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho bé yêu nhà mình tốt hơn.